Lao không phải chỉ là lao phổi
“Tôi cứ nghĩ rằng bệnh lao thì chỉ có lao phổi, nên khi biết mình mắc lao hạch, tôi bất ngờ lắm.”
Đó là chia sẻ của anh Hoàng Văn Minh (35 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) và cũng là suy nghĩ của không ít người khi nhắc tới bệnh lao. Anh Minh cũng kể rằng sau khi biết điều đó, anh liền tìm hiểu ngay những loại lao khác và chia sẻ cho cả gia đình.
Còn bạn, bạn có biết bệnh lao bao gồm cả lao phổi và lao ngoài phổi?
Cùng khám phá ngay các loại lao trong bài viết dưới đây nhé!
Lao phổi và lao ngoài phổi - từ đâu mà ra?
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao sẽ bắt đầu hành trình của mình bằng cách men theo đường máu và bạch huyết để đến nơi chúng có thể cư trú, phát triển và gây bệnh.
Vì thế, nếu chúng dừng lại ở lá phổi và quyết định đây là “điểm dừng chân” của mình, chúng sẽ gây ra lao phổi. Nhưng nếu chúng lựa chọn những điểm đến khác trên cơ thể chúng ta như màng phổi, màng não, xương khớp… đó là lao ngoài phổi.
Tuy nhiên, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người trong nhiều năm mà không phát tác gây bệnh. Tình trạng đó được gọi là nhiễm lao tiềm ẩn. Người nhiễm lao tiềm ẩn không có triệu chứng bệnh và không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, khi cơ thể suy yếu, họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lao (lao hoạt động).
Vì thế, người nhiễm lao tiềm ẩn nên đi khám để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bạn biết gì về lao phổi?
Chúng ta thường nghĩ tới lao phổi khi nhắc tới bệnh lao bởi lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh (Nguồn: Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, và dự phòng bệnh lao, 2020)
Hiện nay, lao phổi không còn là một trong “tứ chứng nan y” như trong quan niệm xưa cũ nữa. Bệnh lao hoàn toàn có thể điều trị khỏi với phác đồ điều trị đúng, và người mắc lao cần tuân thủ điều trị.
Các phác đồ điều trị lao đã được rút ngắn còn khoảng 6 tháng với lao nhạy cảm, 9-12 tháng với lao kháng thuốc (phác đồ ngắn hạn). Tuy nhiên, phác đồ cụ thể cho từng ca bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, sức đề kháng của người mắc bệnh và tình trạng kháng thuốc của người bệnh.
Lao kê là một trong các thể lao phổi
Lao kê là thể lao lan tỏa toàn thân người mắc bệnh.
Bệnh biểu hiện rõ nhất ở phổi, có thể có tổn thương màng não, gan, tủy xương hay nhiều bộ phận quan trọng khác. Lao kê thường xảy ra ở trẻ em, người nhiễm HIV hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
Những triệu chứng của lao kê bao gồm sốt cao, khó thở, tím tái.
Có những thể lao ngoài phổi nào?
Cùng tìm hiểu về 4 loại lao ngoài phổi thường gặp dưới đây nhé.
Lao hạch (Viêm hạch do lao)
Lao hạch nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và không để lại di chứng. Bệnh được chia ra thành 2 thể phổ biến là lao hạch nông và lao hạch sâu.
Với lao hạch nông, hơn 90% bệnh xuất hiện ở vùng đầu và cổ. Tiến triển hạch lao được chia thành 5 giai đoạn:
Dưới 20% lao hạch có triệu chứng như sụt cân, sốt, biếng ăn, mệt mỏi, khó chịu và đau.
Lao hạch sâu bao gồm lao hạch trung thất và lao hạch ổ bụng.
Lao hạch trung thất thường là hạch quanh phế quản hoặc cạnh khí quản. Ở trẻ em, bệnh thường có triệu chứng liên quan tới hô hấp. Đôi khi khối hạch to ở cổ chèn vào thực quản, gây khó nuốt và cảm giác đau nặng sau xương ức.
Lao hạch ổ bụng thường có triệu chứng như: đau bụng mạn tính, sốt nhẹ; vàng da.
(Nguồn: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Chẩn đoán và điều trị lao hạch)
Tràn dịch màng phổi do lao
Tràn dịch màng phổi do lao là một loại bệnh lao khá thường gặp, xếp thứ 3 sau lao phổi và lao hạch (Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng phổi do lao).
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là nam giới trẻ. Đa số các trường hợp có biểu hiện ho, chủ yếu là ho khan, xuất hiện khi thay đổi tư thế.
Ngoài ra bệnh còn có triệu chứng đau ngực và sốt, khó thở tăng dần. Một số trường hợp biểu hiện ít cấp tính hơn như đau ngực nhẹ, sốt nhẹ, sút cân, mệt mỏi.
Lao xương khớp
Lao xương khớp xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công vị trí xương trên cơ thể.
Một trong những thể lao xương khớp phổ biến là lao cột sống. Bệnh xảy ra do cột sống bị vi khuẩn lao cư trú và âm thầm phá hủy các thân đốt sống.
Do đó, triệu chứng bệnh thường gặp ở cột sống với đặc điểm:
Đau lưng, hạn chế vận động
Đau vùng đốt sống bị tổn thương (giai đoạn sớm), độ đau tăng dần vào chiều và đêm
Nếu phát hiện và bệnh đã đến giai đoạn nặng, có thể gặp biến dạng gù cột sống hoặc có dấu hiệu chèn ép tủy gây liệt
(Nguồn: Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, và dự phòng bệnh lao, 2020)
Lao màng não (viêm màng não do lao)
Ở mọi lứa tuổi, lao màng não là thể lao nghiêm trọng nhất. Nếu người mắc nhập viện muộn (khi đã hôn mê sâu), tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70-80% (Nguồn: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Dấu hiệu sớm của lao màng não).
Triệu chứng ban đầu của bệnh thường kéo dài từ từ, trong vài tuần:
Người bệnh luôn thấy mệt mỏi, ngủ kém, chán ăn, sụt cân bất thường
Trẻ em có biểu hiện bỏ ăn, bỏ chơi, buồn ngủ
Ngoài ra còn có các triệu chứng thần kinh như đau đầu, buồn nôn.
Khi phát bệnh, các triệu chứng này trở nên rõ rệt hơn và thêm những dấu hiệu như:Thường xuyên đau nhức đầu âm ỉ, mức độ tăng lên nếu có ánh sáng mạnh hoặc tiếng động lớn;
Sốt nhẹ hoặc liên tục về chiều tối;
Buồn nôn, tự nhiên nôn không phải do thức ăn;
Đau cột sống, khớp, các chi và bụng;
Rối loạn tiêu hoá, không tự chủ đại tiểu tiện;
Nghiêm trọng hơn là liệt các dây thần kinh sọ và liệt tứ chi, rối loạn nhận thức, tâm thần thể nhẹ rồi nặng dần.
Lao không phải chỉ là lao phổi
“Tôi cứ nghĩ rằng bệnh lao thì chỉ có lao phổi, nên khi biết mình mắc lao hạch, tôi bất ngờ lắm.”
Đó là chia sẻ của anh Hoàng Văn Minh (35 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) và cũng là suy nghĩ của không ít người khi nhắc tới bệnh lao. Anh Minh cũng kể rằng sau khi biết điều đó, anh liền tìm hiểu ngay những loại lao khác và chia sẻ cho cả gia đình.
Còn bạn, bạn có biết bệnh lao bao gồm cả lao phổi và lao ngoài phổi?
Cùng khám phá ngay các loại lao trong bài viết dưới đây nhé!
Lao phổi và lao ngoài phổi - từ đâu mà ra?
Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao sẽ bắt đầu hành trình của mình bằng cách men theo đường máu và bạch huyết để đến nơi chúng có thể cư trú, phát triển và gây bệnh.
Vì thế, nếu chúng dừng lại ở lá phổi và quyết định đây là “điểm dừng chân” của mình, chúng sẽ gây ra lao phổi. Nhưng nếu chúng lựa chọn những điểm đến khác trên cơ thể chúng ta như màng phổi, màng não, xương khớp… đó là lao ngoài phổi.
Tuy nhiên, vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể người trong nhiều năm mà không phát tác gây bệnh. Tình trạng đó được gọi là nhiễm lao tiềm ẩn. Người nhiễm lao tiềm ẩn không có triệu chứng bệnh và không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, khi cơ thể suy yếu, họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lao (lao hoạt động).
Vì thế, khi tiếp xúc gần với người mắc lao, bạn cần tới cơ sơ y tế gần nhất để sàng lọc và phát hiện lao tiềm ẩn kịp thời.
Bạn biết gì về lao phổi?
Chúng ta thường nghĩ tới lao phổi khi nhắc tới bệnh lao bởi lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh
(Nguồn: Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, và dự phòng bệnh lao, 2020)
Hiện nay, lao phổi không còn là một trong “tứ chứng nan y” như trong quan niệm xưa cũ nữa. Bệnh lao hoàn toàn có thể điều trị khỏi với phác đồ điều trị đúng, và người mắc lao cần tuân thủ điều trị.
Các phác đồ điều trị lao đã được rút ngắn còn khoảng 6 tháng với lao nhạy cảm, 9-12 tháng với lao kháng thuốc (phác đồ ngắn hạn). Tuy nhiên, phác đồ cụ thể cho từng ca bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, sức đề kháng của người mắc bệnh và tình trạng kháng thuốc của người bệnh.
Lao kê là một trong các thể lao phổi
Lao kê là thể lao lan tỏa toàn thân người mắc bệnh.
Bệnh biểu hiện rõ nhất ở phổi, có thể có tổn thương màng não, gan, tủy xương hay nhiều bộ phận quan trọng khác. Lao kê thường xảy ra ở trẻ em, người nhiễm HIV hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
Những triệu chứng của lao kê bao gồm sốt cao, khó thở, tím tái.
Có những thể lao ngoài phổi nào?
Cùng tìm hiểu về 4 loại lao ngoài phổi thường gặp dưới đây nhé.
Lao hạch (Viêm hạch do lao)
Lao hạch nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc sẽ khỏi bệnh hoàn toàn và không để lại di chứng. Bệnh được chia ra thành 2 thể phổ biến là lao hạch nông và lao hạch sâu.
Với lao hạch nông, hơn 90% bệnh xuất hiện ở vùng đầu và cổ. Tiến triển hạch lao được chia thành 5 giai đoạn:
Dưới 20% lao hạch có triệu chứng như sụt cân, sốt, biếng ăn, mệt mỏi, khó chịu và đau.
Lao hạch sâu bao gồm lao hạch trung thất và lao hạch ổ bụng.
Lao hạch trung thất thường là hạch quanh phế quản hoặc cạnh khí quản. Ở trẻ em, bệnh thường có triệu chứng liên quan tới hô hấp. Đôi khi khối hạch to ở cổ chèn vào thực quản, gây khó nuốt và cảm giác đau nặng sau xương ức.
Lao hạch ổ bụng thường có triệu chứng như: đau bụng mạn tính, sốt nhẹ; vàng da.
(Nguồn: Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Chẩn đoán và điều trị lao hạch)
Tràn dịch màng phổi do lao
Tràn dịch màng phổi do lao là một loại bệnh lao khá thường gặp, xếp thứ 3 sau lao phổi và lao hạch (Nguồn: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng phổi do lao).
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là nam giới trẻ. Đa số các trường hợp có biểu hiện ho, chủ yếu là ho khan, xuất hiện khi thay đổi tư thế.
Ngoài ra bệnh còn có triệu chứng đau ngực và sốt, khó thở tăng dần. Một số trường hợp biểu hiện ít cấp tính hơn như đau ngực nhẹ, sốt nhẹ, sút cân, mệt mỏi.
Lao xương khớp
Lao xương khớp xảy ra khi vi khuẩn lao tấn công vị trí xương trên cơ thể.
Một trong những thể lao xương khớp phổ biến là lao cột sống. Bệnh xảy ra do cột sống bị vi khuẩn lao cư trú và âm thầm phá hủy các thân đốt sống.
Do đó, triệu chứng bệnh thường gặp ở cột sống với đặc điểm:
Đau lưng, hạn chế vận động
Đau vùng đốt sống bị tổn thương (giai đoạn sớm), độ đau tăng dần vào chiều và đêm
Nếu phát hiện và bệnh đã đến giai đoạn nặng, có thể gặp biến dạng gù cột sống hoặc có dấu hiệu chèn ép tủy gây liệt
(Nguồn: Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, và dự phòng bệnh lao, 2020)
Lao màng não (viêm màng não do lao)
Ở mọi lứa tuổi, lao màng não là thể lao nghiêm trọng nhất. Nếu người mắc nhập viện muộn (khi đã hôn mê sâu), tỷ lệ tử vong có thể lên tới 70-80% (Nguồn: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Dấu hiệu sớm của lao màng não).
Triệu chứng ban đầu của bệnh thường kéo dài từ từ, trong vài tuần:
Người bệnh luôn thấy mệt mỏi, ngủ kém, chán ăn, sụt cân bất thường
Trẻ em có biểu hiện bỏ ăn, bỏ chơi, buồn ngủ
Ngoài ra còn có các triệu chứng thần kinh như đau đầu, buồn nôn.
Khi phát bệnh, các triệu chứng này trở nên rõ rệt hơn và thêm những dấu hiệu như:
Thường xuyên đau nhức đầu âm ỉ, mức độ tăng lên nếu có ánh sáng mạnh hoặc tiếng động lớn;
Sốt nhẹ hoặc liên tục về chiều tối;
Buồn nôn, tự nhiên nôn không phải do thức ăn;
Đau cột sống, khớp, các chi và bụng;
Rối loạn tiêu hoá, không tự chủ đại tiểu tiện;
Nghiêm trọng hơn là liệt các dây thần kinh sọ và liệt tứ chi, rối loạn nhận thức, tâm thần thể nhẹ rồi nặng dần.
>> “Nắm thóp” ngay những dấu hiệu của bệnh lao
>> Người thân mắc lao, phải làm sao?
Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.
© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.
Tìm hiểu thêm về dự án trên:
>> “Nắm thóp” ngay những dấu hiệu của bệnh lao
>> Người thân mắc lao, phải làm sao?
Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.
© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.
Tìm hiểu thêm về dự án trên:
Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.
© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.