Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên:

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên:

Hai hình thức phát hiện bệnh lao bạn nên biết

Phát hiện sớm bệnh lao có ý nghĩa vô cùng lớn để quá trình điều trị suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt. Vì thế, phát hiện lao trong cộng đồng là bước đi quan trọng trên hành trình chấm dứt lao.

Bạn có biết tới 02 hình thức phát hiện bệnh lao chính đang được triển khai hiện nay? Xem ngay trong bài viết này nhé.

 Phát hiện chủ động/ Tìm kiếm ca bệnh chủ động

Phát hiện chủ động là khi phía cán bộ y tế chủ động tìm kiếm và phát hiện ca bệnh trong cộng đồng. Họ đưa các phương tiện phát hiện bệnh (xe X-quang lưu động, máy chụp X-quang lưu động, kit lấy mẫu đờm...) tới xã, phường, thôn bản.

Hoạt động tìm kiếm ca bệnh chủ động rất tốn kém vì phải tiến hành trên nhiều người nhưng tỷ lệ phát hiện ca bệnh lại rất thấp. Ví dụ, tỷ lệ mắc lao là một phần ngàn thì phải tiến hành trên 1 ngàn người để có thể tìm ra 1 người mắc bệnh (có trực khuẩn lao trong đờm). 

Phát hiện thụ động

Phát hiện thụ động là khi người có các triệu chứng hô hấp như ho, sốt kéo dài, ho ra máu, gầy sút cân..., tự chủ động tới cơ sở y tế để khám bệnh và làm xét nghiệm phát hiện bệnh.

Khi đó, cơ sở y tế phát hiện bệnh cho người mắc lao một cách thụ động. Mặc dù số người chủ động tới làm xét nghiệm là không nhiều, nhưng hiệu quả của hình thức phát hiện thụ động tương đối cao vì số người đến đã được sàng lọc, chỉ cần tiến hành trên những người thực sự có triệu chứng. Hình thức này cũng có thể tiến hành trên những địa bàn rộng rãi trong thời gian dài.

Mỗi hình thức phát hiện bệnh lao đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cả 2 hình thức đều đang được triển khai song song để phát huy hiệu quả phát hiện bệnh lao trong cộng đồng.

Khi sàng lọc MẮC lao, cần LÀM những xét nghiệm gì?

Có nhiều loại xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh lao, trong đó có 04 loại phổ biến sau:

  1. Xét nghiệm đờm - Nhuộm soi đờm 

trực tiếp tìm AFB

Bất kỳ ai có triệu chứng nghi lao đều cần được xét nghiệm đờm để phát hiện lao phổi. Đây là cách phổ biến nhất để xác định xem trong phổi có vi khuẩn lao hoạt động hay không.

Phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp này nhằm phát hiện vi khuẩn kháng acid (AFB) chứ không hoàn toàn là vi khuẩn lao. Do đó, độ nhạy và chính xác trong kết quả nhận được không cao. Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng rộng rãi vì chi phí thấp, thời gian cho ra kết quả nhanh.

  1. Xét nghiệm Xpert

Đây là kỹ thuật mang tính đột phá đối với nền y tế thế giới nói chung và chẩn đoán bệnh lao nói riêng, nhờ ứng dụng sinh học phân tử. Phương pháp này cho phép xác định được vi khuẩn lao với độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao. 

Xét nghiệm Xpert sử dụng hệ thống máy móc hiện đại, có thể trả kết quả trong khoảng 2 tiếng. Ngoài việc chẩn đoán có mắc lao hay không, xét nghiệm này còn có thể cho biết số lượng vi khuẩn lao, đặc biệt xét nghiệm này còn cho biết bệnh nhân mắc lao kháng thuốc hay không.

Phương pháp xét nghiệm này đã được tổ chức y tế thế giới WHO chứng thực và được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia.

  1. Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao

Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao giúp xác định chính xác và chắc chắn sự xuất hiện của vi khuẩn này trong mẫu bệnh phẩm thu thập. Ngoài phát hiện vi khuẩn, bác sĩ có thể phân lập và định danh được loại vi khuẩn này, từ đó xây dựng liệu trình điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, nuôi cấy vi khuẩn lao hiện là kỹ thuật khá tốn kém, thời gian trả kết quả lâu và cần có phòng xét nghiệm sinh học đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị hiện đại.

  1. Chụp X-quang ngực

Đây là một kiểu xét nghiệm phổ biến có thể phát hiện nhanh những tổn thương hay dấu hiệu nghi ngờ lao ở phổi.

Tuy nhiên, hình ảnh bất thường trên phổi đó có thể đến từ nhiều nguyên khác nhau và lao chỉ là một trong số những nguyên nhân đó. Vì vậy, bệnh nhân có kết quả X-quang phổi bất thường đều được chỉ định thêm các xét nghiệm khác (ví dụ như xét nghiệm nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, xét nghiệm GeneXpert....).

(Nguồn: Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, và dự phòng bệnh lao, 2020)

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Hai hình thức phát hiện bệnh lao bạn nên biết

Phát hiện sớm bệnh lao có ý nghĩa vô cùng lớn để quá trình điều trị suôn sẻ và đạt hiệu quả tốt. Vì thế, phát hiện lao trong cộng đồng là bước đi quan trọng trên hành trình chấm dứt lao.

Bạn có biết tới 02 hình thức phát hiện bệnh lao chính đang được triển khai hiện nay? Xem ngay trong bài viết này nhé.

 Phát hiện chủ động/ Tìm kiếm ca bệnh chủ động

Phát hiện chủ động là khi phía cán bộ y tế chủ động tìm kiếm và phát hiện ca bệnh trong cộng đồng. Họ đưa các phương tiện phát hiện bệnh (xe X-quang lưu động, máy chụp X-quang lưu động, kit lấy mẫu đờm...) tới xã, phường, thôn bản.

Hoạt động tìm kiếm ca bệnh chủ động rất tốn kém vì phải tiến hành trên nhiều người nhưng tỷ lệ phát hiện ca bệnh lại rất thấp. Ví dụ, tỷ lệ mắc lao là một phần ngàn thì phải tiến hành trên 1 ngàn người để có thể tìm ra 1 người mắc bệnh (có trực khuẩn lao trong đờm). 

Phát hiện thụ động

Phát hiện thụ động là khi người có các triệu chứng hô hấp như ho, sốt kéo dài, ho ra máu, gầy sút cân..., tự chủ động tới cơ sở y tế để khám bệnh và làm xét nghiệm phát hiện bệnh.

Khi đó, cơ sở y tế phát hiện bệnh cho người mắc lao một cách thụ động. Mặc dù số người chủ động tới làm xét nghiệm là không nhiều, nhưng hiệu quả của hình thức phát hiện thụ động tương đối cao vì số người đến đã được sàng lọc, chỉ cần tiến hành trên những người thực sự có triệu chứng. Hình thức này cũng có thể tiến hành trên những địa bàn rộng rãi trong thời gian dài.

Mỗi hình thức phát hiện bệnh lao đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cả 2 hình thức đều đang được triển khai song song để phát huy hiệu quả phát hiện bệnh lao trong cộng đồng.

Khi sàng lọc MẮC lao, cần LÀM những xét nghiệm gì?

Có nhiều loại xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh lao, trong đó có 04 loại phổ biến sau:

  1. Xét nghiệm đờm - Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB

Bất kỳ ai có triệu chứng nghi lao đều cần được xét nghiệm đờm để phát hiện lao phổi. Đây là cách phổ biến nhất để xác định xem trong phổi có vi khuẩn lao hoạt động hay không.

Phương pháp nhuộm soi đờm trực tiếp này nhằm phát hiện vi khuẩn kháng acid (AFB) chứ không hoàn toàn là vi khuẩn lao. Do đó, độ nhạy và chính xác trong kết quả nhận được không cao. Tuy nhiên phương pháp này được sử dụng rộng rãi vì chi phí thấp, thời gian cho ra kết quả nhanh.

  1. Xét nghiệm Xpert

Đây là kỹ thuật mang tính đột phá đối với nền y tế thế giới nói chung và chẩn đoán bệnh lao nói riêng, nhờ ứng dụng sinh học phân tử. Phương pháp này cho phép xác định được vi khuẩn lao với độ đặc hiệu và độ nhạy rất cao. 

Xét nghiệm Xpert sử dụng hệ thống máy móc hiện đại, có thể trả kết quả trong khoảng 2 tiếng. Ngoài việc chẩn đoán có mắc lao hay không, xét nghiệm này còn có thể cho biết số lượng vi khuẩn lao, đặc biệt xét nghiệm này còn cho biết bệnh nhân mắc lao kháng thuốc hay không.

Phương pháp xét nghiệm này đã được tổ chức y tế thế giới WHO chứng thực và được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia.

  1. Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao

Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao giúp xác định chính xác và chắc chắn sự xuất hiện của vi khuẩn này trong mẫu bệnh phẩm thu thập. Ngoài phát hiện vi khuẩn, bác sĩ có thể phân lập và định danh được loại vi khuẩn này, từ đó xây dựng liệu trình điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, nuôi cấy vi khuẩn lao hiện là kỹ thuật khá tốn kém, thời gian trả kết quả lâu và cần có phòng xét nghiệm sinh học đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị hiện đại.

  1. Chụp X-quang ngực

Đây là một kiểu xét nghiệm phổ biến có thể phát hiện nhanh những tổn thương hay dấu hiệu nghi ngờ lao ở phổi.

Tuy nhiên, hình ảnh bất thường trên phổi đó có thể đến từ nhiều nguyên khác nhau và lao chỉ là một trong số những nguyên nhân đó. Vì vậy, bệnh nhân có kết quả X-quang phổi bất thường đều được chỉ định thêm các xét nghiệm khác (ví dụ như xét nghiệm nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, xét nghiệm GeneXpert....).

(Nguồn: Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, và dự phòng bệnh lao, 2020)

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.