Làm gì khi người thân mắc lao?

“Ban đầu cứ nghĩ tới bệnh lao là chú cũng sợ lắm, nghĩ rằng sẽ chẳng dám ở gần. Đến khi con gái không may mắc lao phổi, chú mới được bác sĩ giải thích và hướng dẫn cách chăm sóc người mắc căn bệnh này. Hóa ra trước giờ toàn hiểu sai.”

Chú Trần Minh Hoàng (66 tuổi, Quảng Ninh) chia sẻ về câu chuyện và suy nghĩ của mình về bệnh lao. Chú cho rằng trong “cuộc chiến” với lao, những người thân ở quanh bệnh nhân cũng là những chiến binh đóng vai trò quan trọng. Sự hiểu biết và sẻ chia của họ có ý nghĩa lớn để người bệnh được tiếp thêm động lực điều trị.

Bạn có đang mang những hiểu lầm về lao? Bạn đã nắm được những gì nên làm khi người thân, gia đình mắc lao? Đọc ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Những hiểu lầm thường gặp về bệnh lao

Những hiểu lầm về lao có thể trở thành nguồn cơn của sự kỳ thị không đáng có. Vì thế, hiểu đúng về lao cũng sẽ là bước đầu để xóa bỏ kỳ thị dành cho căn bệnh này.

  1. Ai nhiễm lao cũng có khả năng lây bệnh?

Điều này không hoàn toàn đúng. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng sẽ tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động (bất hoạt), và đây là tình trạng nhiễm lao (lao tiềm ẩn). Khi vi khuẩn lao hoạt động trong cơ thể và gây bệnh, người bệnh sẽ ở trạng thái mắc lao.


Người nhiễm lao tiềm ẩn không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm lao cho người khác.

Ngoài ra, một người chỉ có thể truyền bệnh lao khi vi khuẩn ở trong phổi hoặc cổ họng. Nếu ai đó mắc lao ngoài phổi, vi khuẩn ở các bộ phận khác trong cơ thể họ như thận hoặc cột sống, người đó sẽ không có khả năng lây truyền bệnh. Những người mắc bệnh lao sẽ ngừng lây nhiễm khoảng 2 - 3 tuần sau khi bắt đầu điều trị.

  1. Bệnh lao là bệnh di truyền?

Mặc dù nhiều người lầm tưởng rằng bệnh lao lây truyền từ cha mẹ sang con qua gien, nhưng đây thực chất không phải là con đường lây lan của bệnh lao. Tuy nhiên, những người trong cùng hộ gia đình có nguy cơ mắc lao cao và cần thực hiện khám sàng lọc lao sớm do thường xuyên tiếp xúc gần, khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan qua đường hô hấp.

  1. Bệnh lao không thể chữa khỏi?

Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi khi người bệnh được phát hiện, điều trị sớm và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và rút ngắn phác đồ điều trị lao một cách đáng kể so với trước đây. Phác đồ này sẽ giúp giảm thời gian điều trị, có thể tăng khả năng tuân thủ điều trị (do thời gian điều trị ngắn), và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  1. Hiện chưa có giải pháp giảm chi phí điều trị cho người có lao?

Hiện nay trên toàn quốc đã triển khai cấp thuốc lao từ nguồn ngân sách nhà nước sang nguồn quỹ BHYT. 

Cùng với đó, đã có một số chương trình hỗ trợ chi phí đi lại thăm khám, thuốc bổ, vitamin (không bao gồm trong BHYT) và hỗ trợ xét nghiệm sàng lọc miễn phí cho gia đình người có nguy cơ mắc. 

Những hỗ trợ này giúp giảm chi phí phần nào cho người điều trị.

Làm gì khi trong nhà có người mắc lao?

Khi có người thân mắc lao, người nhà nên tập trung động viên và hỗ trợ bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, người nhà nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa lây nhiễm, chăm sóc cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả:

Về phòng ngừa lây bệnh cho người thân

Khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà, người thân hoặc người chăm sóc cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Không sử dụng chung bát đũa, khăn mặt, dao cạo, v.v. 

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người có lao

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở, thông khí tự nhiên cửa ra vào, cửa sổ...) có ánh sáng mặt trời

  • Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn màn.

  • Đối với thai phụ có lao, cần được theo dõi kỹ lưỡng và tuân theo các chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa nguy cơ lây truyền bệnh cho con

Về chế độ sinh hoạt của người bệnh

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, ngủ đủ giấc để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trung bình bệnh nhân nên dành ra khoảng 7 - 8 tiếng ngủ mỗi đêm và 1 - 2 tiếng ngủ trưa.

  • Khi bệnh đã có dấu hiệu tiến triển tốt hơn, hết triệu chứng thì người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục, đi dạo, đọc sách nhưng không nên đến nơi đông người.

  • Người mắc lao cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe, tiến triển của bệnh và đánh giá được hiệu quả điều trị.

Về chế độ dinh dưỡng

  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao bằng cách làm mới món ăn mỗi ngày, động viên người bệnh ăn uống đầy đủ.

  • Khẩu phần ăn của người mắc lao cần đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng như kẽm (thịt bò, ngũ cốc, các loại hạt), đạm (trứng, thịt), sắt (nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, đậu nành), vitamin (rau củ, hoa quả, cá biển, chuối, khoai tây, súp lơ,...).

  • Giai đoạn đầu khi mới khởi phát lao phổi, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như các món canh, súp. Người có lao tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống bia rượu và không dùng chất kích thích. Nên hạn chế ăn những món cay nóng để tránh gây ho nhiều hơn.

ĐIỀU TRỊ LAO - HÀNH TRÌNH KHÔNG MỘT MÌNH

Đa số các bệnh nhân đều đề nghị được giữ kín thông tin do e ngại sự kỳ thị từ hàng xóm láng giềng và họ hàng. Họ có nhiều mặc cảm và giấu bệnh do những hạn chế trong kiến thức lao và phòng ngừa lây nhiễm cộng đồng. Việc giữ kín tình trạng bệnh vô tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm lao cho những người xung quanh do thiếu phòng ngừa. 

Nhưng ngược lại, cũng có những người mắc lao sẵn sàng kể câu chuyện của mình. Đó là anh T. X. T, thường trú tại thành phố Lào Cai. Sau khi phát hiện mắc lao, anh đã chủ động tiếp nhận tư vấn, tuân thủ phác đồ điều trị. Anh duy trì cân nặng và khỏe lên trông thấy.

Điều đáng “khoe” ở đây là ngay khi nghi ngờ mắc bệnh lao, anh đã chủ động đi khám sàng lọc, tự phòng ngừa lây nhiễm cho gia đình và những người xung quanh. Bởi thế, vợ và các con anh không hề lây nhiễm dù sinh hoạt trong cùng một nhà.

Theo anh, lao không phải là điều gì cần che giấu. Bản thân anh luôn lấy câu chuyện của chính mình để truyền tải thông điệp phòng ngừa bệnh lao cho bất cứ ai mà anh tiếp xúc.”
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Lào Cai, "Không kỳ thị với người mắc bệnh Lao")

Cuộc hành trình đương đầu với lao không phải là của riêng ai: Người mắc lao cởi mở điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người thân sẵn sàng sẻ chia và động viên người bệnh. 

Hãy cùng trang bị kiến thức và đối diện với lao, để một ngày trong tương lai chúng ta sẽ cùng chấm dứt bệnh lao trong cộng đồng!  

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Làm gì khi người thân mắc lao?

“Ban đầu cứ nghĩ tới bệnh lao là chú cũng sợ lắm, nghĩ rằng sẽ chẳng dám ở gần. Đến khi con gái không may mắc lao phổi, chú mới được bác sĩ giải thích và hướng dẫn cách chăm sóc người mắc căn bệnh này. Hóa ra trước giờ toàn hiểu sai.”

Chú Trần Minh Hoàng (66 tuổi, Quảng Ninh) chia sẻ về câu chuyện và suy nghĩ của mình về bệnh lao. Chú cho rằng trong “cuộc chiến” với lao, những người thân ở quanh bệnh nhân cũng là những chiến binh đóng vai trò quan trọng. Sự hiểu biết và sẻ chia của họ có ý nghĩa lớn để người bệnh được tiếp thêm động lực điều trị.

Bạn có đang mang những hiểu lầm về lao? Bạn đã nắm được những gì nên làm khi người thân, gia đình mắc lao? Đọc ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Những hiểu lầm thường gặp về bệnh lao

Những hiểu lầm về lao có thể trở thành nguồn cơn của sự kỳ thị không đáng có. Vì thế, hiểu đúng về lao cũng sẽ là bước đầu để xóa bỏ kỳ thị dành cho căn bệnh này.

  1. Ai nhiễm lao cũng có khả năng lây bệnh?

Điều này không hoàn toàn đúng. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng sẽ tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động (bất hoạt), và đây là tình trạng nhiễm lao (lao tiềm ẩn). Khi vi khuẩn lao hoạt động trong cơ thể và gây bệnh, người bệnh sẽ ở trạng thái mắc lao.

Người nhiễm lao tiềm ẩn không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm lao cho người khác.


Ngoài ra, một người chỉ có thể truyền bệnh lao khi vi khuẩn ở trong phổi hoặc cổ họng. Nếu ai đó mắc lao ngoài phổi, vi khuẩn ở các bộ phận khác trong cơ thể họ như thận hoặc cột sống, người đó sẽ không có khả năng lây truyền bệnh. Những người mắc bệnh lao sẽ ngừng lây nhiễm khoảng 2 - 3 tuần sau khi bắt đầu điều trị.

  1. Bệnh lao là bệnh di truyền?

Mặc dù nhiều người lầm tưởng rằng bệnh lao lây truyền từ cha mẹ sang con qua gien, nhưng đây thực chất không phải là con đường lây lan của bệnh lao. Tuy nhiên, những người trong cùng hộ gia đình có nguy cơ mắc lao cao và cần thực hiện khám sàng lọc lao sớm do thường xuyên tiếp xúc gần, khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan qua đường hô hấp.

  1. Bệnh lao không thể chữa khỏi?

Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi khi người bệnh được phát hiện, điều trị sớm và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. 

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và rút ngắn phác đồ điều trị lao một cách đáng kể so với trước đây. Phác đồ này sẽ giúp giảm thời gian điều trị, có thể tăng khả năng tuân thủ điều trị (do thời gian điều trị ngắn), và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  1. Hiện chưa có giải pháp giảm chi phí điều trị cho người có lao?

Hiện nay trên toàn quốc đã triển khai cấp thuốc lao từ nguồn ngân sách nhà nước sang nguồn quỹ BHYT. 

Cùng với đó, đã có một số chương trình hỗ trợ chi phí đi lại thăm khám, thuốc bổ, vitamin (không bao gồm trong BHYT) và hỗ trợ xét nghiệm sàng lọc miễn phí cho gia đình người có nguy cơ mắc. 

Những hỗ trợ này giúp giảm chi phí phần nào cho người điều trị.

Làm gì khi trong nhà có người mắc lao?

Khi có người thân mắc lao, người nhà nên tập trung động viên và hỗ trợ bệnh nhân điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, người nhà nên thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa lây nhiễm, chăm sóc cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả:

Về phòng ngừa lây bệnh cho người thân

Khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà, người thân hoặc người chăm sóc cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Không sử dụng chung bát đũa, khăn mặt, dao cạo… với người mắc lao trong thời gian điều trị tấn công (2 - 3 tháng đầu điều trị);

  • Đảm bảo vệ sinh nơi ở sao cho thông thoáng, nhiều ánh sáng mặt trời;

  • Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn màn.

Về chế độ sinh hoạt của người bệnh

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, ngủ đủ giấc để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trung bình bệnh nhân nên dành ra khoảng 7 - 8 tiếng ngủ mỗi đêm và 1 - 2 tiếng ngủ trưa.

  • Khi bệnh đã có dấu hiệu tiến triển tốt hơn, hết triệu chứng thì người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục, đi dạo, đọc sách nhưng không nên đến nơi đông người.

  • Người mắc lao cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Từ đó, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe, tiến triển của bệnh và đánh giá được hiệu quả điều trị.

Về chế độ dinh dưỡng

  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người mắc lao bằng cách làm mới món ăn mỗi ngày, động viên người bệnh ăn uống đầy đủ.

  • Khẩu phần ăn của người mắc lao cần đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng như kẽm (thịt bò, ngũ cốc, các loại hạt), đạm (trứng, thịt), sắt (nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, đậu nành), vitamin (rau củ, hoa quả, cá biển, chuối, khoai tây, súp lơ,...).

  • Giai đoạn đầu khi mới khởi phát lao phổi, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như các món canh, súp. Người có lao tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống bia rượu và không dùng chất kích thích. Nên hạn chế ăn những món cay nóng để tránh gây ho nhiều hơn.

ĐIỀU TRỊ LAO - HÀNH TRÌNH KHÔNG MỘT MÌNH

Đa số các bệnh nhân đều đề nghị được giữ kín thông tin do e ngại sự kỳ thị từ hàng xóm láng giềng và họ hàng. Họ có nhiều mặc cảm và giấu bệnh do những hạn chế trong kiến thức lao và phòng ngừa lây nhiễm cộng đồng. Việc giữ kín tình trạng bệnh vô tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm lao cho những người xung quanh do thiếu phòng ngừa. 

Nhưng ngược lại, cũng có những người mắc lao sẵn sàng kể câu chuyện của mình. Đó là anh T. X. T, thường trú tại thành phố Lào Cai. Sau khi phát hiện mắc lao, anh đã chủ động tiếp nhận tư vấn, tuân thủ phác đồ điều trị. Anh duy trì cân nặng và khỏe lên trông thấy.

Điều đáng “khoe” ở đây là ngay khi nghi ngờ mắc bệnh lao, anh đã chủ động đi khám sàng lọc, tự phòng ngừa lây nhiễm cho gia đình và những người xung quanh. Bởi thế, vợ và các con anh không hề lây nhiễm dù sinh hoạt trong cùng một nhà.

Theo anh, lao không phải là điều gì cần che giấu. Bản thân anh luôn lấy câu chuyện của chính mình để truyền tải thông điệp phòng ngừa bệnh lao cho bất cứ ai mà anh tiếp xúc.”
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Lào Cai, "Không kỳ thị với người mắc bệnh Lao")

Cuộc hành trình đương đầu với lao không phải là của riêng ai: Người mắc lao cởi mở điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người thân sẵn sàng sẻ chia và động viên người bệnh. 

Hãy cùng trang bị kiến thức và đối diện với lao, để một ngày trong tương lai chúng ta sẽ cùng chấm dứt bệnh lao trong cộng đồng!  

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên:

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên: