Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (Re-Imagining TB Care - RTC)

Sáng kiến hướng tới mục tiêu tái định hình các dịch vụ chăm sóc bệnh lao, lấy con người làm trung tâm và hợp tác với các quốc gia có gánh nặng bệnh lao để cung cấp mô hình chăm sóc bệnh lao toàn diện.

Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?

là 3 câu hỏi mà RTC hướng đến nhằm thay đổi và cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh lao.

Để trả lời cho 3 câu hỏi trên, RTC hướng tới phát triển các dịch vụ chăm sóc bệnh lao với 3 yếu tố cốt lõi:

  1. Theo nhu cầu địa phương

Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh lao từ cơ sở y tế đến khu dân cư, nơi người dân sinh sống và làm việc.

  1. Tích hợp

Dịch vụ chăm sóc bệnh lao tích hợp với các bệnh đồng mắc (HIV, tiểu đường…) hoặc với các bệnh liên quan tới đường hô hấp khác (Covid-19, ung thư phổi…)

  1. Lấy con người làm trung tâm

Dịch vụ chăm sóc bệnh lao lấy con người làm trung tâm, dựa trên nhu cầu, hành vi, hoàn cảnh sống, và tình hình của người sử dụng dịch vụ.

Để làm được điều đó, RTC cần sự đồng hành của những 
NHÀ ĐỔI MỚI

RTC đồng hành cùng các Nhà Đổi mới qua quy trình sau:

  1. Khái niệm hóa các mô hình Chăm sóc bệnh lao lý tưởng cho những người chịu ảnh hưởng của bệnh lao (bao gồm cả người lớn và trẻ em), và tất cả các phân loại bệnh lao (lao nhạy cảm, lao kháng thuốc....)

  2. Nghiên cứu, Phát triển và tăng cường việc sử dụng thiết kế lấy con người làm trung tâm cùng với những người đã hoàn thành điều trị lao.

  3. RTC hỗ trợ thử nghiệm và triển khai các mô hình Chăm sóc bệnh lao lý tưởng trong hành trình của bệnh nhân.

  4. RTC hỗ trợ quy trình xây dựng sáng kiến đổi mới dịch vụ chăm sóc bệnh lao lý tưởng.

  5. RTC hỗ trợ giới thiệu và ứng dụng các sáng kiến phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia.

  6. Công bố thông tin về quy trình và kết quả của Sáng kiến RTC trên trang Web tương tác.

  7. Phát triển và hỗ trợ các nghiên cứu cấp quốc gia về mô hình chăm sóc bệnh lao lý tưởng.

    Nguồn: Re-Imagining TB Care, "Our Re-Imagining TB CARE PROCESS?"

Khởi động thiết kế dự án Tái định hình DỊCH VỤ Chăm sóc lao tại Việt Nam

Ngày 20 và 21.7.2023, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Khởi động Nhóm Cố vấn và Hội thảo Tham vấn Thiết kế Dự án Tái định hình Dịch vụ chăm sóc Lao (RTC).

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bình Hòa, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Chống lao Quốc gia có nhấn mạnh về vai trò của cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong việc xây dựng sáng kiến:

"Những sáng kiến như thế này có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp, lấy con người làm trung tâm và góp phần đưa các dịch vụ đến gần hơn với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bệnh lao, vì chúng rất chú trọng đến hành vi, nhu cầu, sinh hoạt hằng ngày và thói quen làm việc của người sử dụng dịch vụ".

Đồng lựa chọn ưu tiên sáng kiến đổi mới dịch vụ chăm sóc bệnh lao

Tiếp nối những thành công trong ứng dụng phương pháp thiết kế lấy con người làm trung tâm, tháng 9/2023, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã chủ trì hội thảo "Đồng lựa chọn ưu tiên sáng kiến đổi mới dịch vụ chăm sóc bệnh lao" nhằm thiết kế một sản phẩm can thiệp đổi mới sáng tạo sẽ được triển khai vào năm 2024.

Tại đây, 19 danh mục sáng kiến đổi mới thuộc 5 lĩnh vực trọng điểm đã được đánh giá và lựa chọn ưu tiên dựa trên khả năng cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh lao trong chuỗi quy trình chăm sóc toàn diện. Kết quả cho thấy ba danh mục sáng kiến đổi mới có mức độ mong muốn và tính phù hợp, cũng như tiềm năng tác động cao là:

3 danh mục này sẽ tiếp tục được đánh giá về tính khả thi để có thể triển khai tại Việt Nam.

Lựa chọn Can thiệp Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Lao tại Việt Nam 

Vào ngày 30/11/2023, hội thảo “Lựa chọn Can thiệp Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Lao tại Việt Nam” đã diễn ra ở Huế. Tại đây, các đại biểu đã thống nhất lựa chọn bảo trợ xã hội và hỗ trợ tài chính là giải pháp can thiệp sẽ được triển khai năm 2024. Giải pháp này dự kiến ​​sẽ đáp ứng nhu cầu của hàng chục nghìn người và hộ gia đình chịu ảnh hưởng của lao có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Trên từng bước đi, cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm luôn được chú trọng. RTC đảm bảo rằng nhóm người chịu ảnh hưởng của lao, các cán bộ nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị lao và cộng đồng đều tham gia đóng góp cho sáng kiến.

Chị Hà, một người từng điều trị lao thành công và là thành viên của nhóm Cố vấn Dự án cho biết: "Đối với dự án này, tôi nhận thấy những ý kiến và chia sẻ của tôi được ghi nhận và trân trọng. Những chia sẻ của tôi được mọi người lắng nghe và thấu hiểu."

Cách tiếp cận toàn diện do Sáng kiến RTC thực hiện đã thành công trong việc xây dựng một môi trường khuyến khích trao đổi cởi mở, trao quyền cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh lao và các bên liên quan để đảm bảo rằng trong ba năm tới, hoạt động chăm sóc bệnh lao ở Việt Nam sẽ thực sự được tái định hình.

Tìm hiểu thêm về sáng kiến RTC tại đây

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao
(Re-Imagining TB Care - RTC)

Sáng kiến hướng tới mục tiêu tái định hình các dịch vụ chăm sóc bệnh lao, lấy con người làm trung tâm và hợp tác với các quốc gia có gánh nặng bệnh lao để cung cấp mô hình chăm sóc bệnh lao toàn diện.

Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?

là 3 câu hỏi mà RTC hướng đến nhằm thay đổi và cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh lao.

Để trả lời cho 3 câu hỏi trên, RTC hướng tới phát triển các dịch vụ chăm sóc bệnh lao với 3 yếu tố cốt lõi:

  1. Theo nhu cầu địa phương

Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh lao từ cơ sở y tế đến khu dân cư, nơi người dân sinh sống và làm việc.

  1. Tích hợp

Dịch vụ chăm sóc bệnh lao tích hợp với các bệnh đồng mắc (HIV, tiểu đường…) hoặc với các bệnh liên quan tới đường hô hấp khác (Covid-19, ung thư phổi…)

  1. Lấy con người làm trung tâm

Dịch vụ chăm sóc bệnh lao lấy con người làm trung tâm, dựa trên nhu cầu, hành vi, hoàn cảnh sống, và tình hình của người sử dụng dịch vụ.

Để làm được điều đó, RTC cần sự đồng hành của những NHÀ ĐỔI MỚI

RTC đồng hành cùng các Nhà Đổi mới qua quy trình sau:

  1. Khái niệm hóa các mô hình Chăm sóc bệnh lao lý tưởng cho những người chịu ảnh hưởng của bệnh lao (bao gồm cả người lớn và trẻ em), và tất cả các phân loại bệnh lao (lao nhạy cảm, lao kháng thuốc....)

  2. Nghiên cứu, Phát triển và tăng cường việc sử dụng thiết kế lấy con người làm trung tâm cùng với những người đã hoàn thành điều trị lao.

  3. RTC hỗ trợ thử nghiệm và triển khai các mô hình Chăm sóc bệnh lao lý tưởng trong hành trình của bệnh nhân.

  4. RTC hỗ trợ quy trình xây dựng sáng kiến đổi mới dịch vụ chăm sóc bệnh lao lý tưởng.

  5. RTC hỗ trợ giới thiệu và ứng dụng các sáng kiến phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia.

  6. Công bố thông tin về quy trình và kết quả của Sáng kiến RTC trên trang Web tương tác.

  7. Phát triển và hỗ trợ các nghiên cứu cấp quốc gia về mô hình chăm sóc bệnh lao lý tưởng.

Nguồn: Re-Imagining TB Care, "Our Re-Imagining TB CARE PROCESS?"

Khởi động thiết kế dự án Tái định hình DỊCH VỤ Chăm sóc lao tại Việt Nam

Ngày 20 và 21.7.2023, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp Khởi động Nhóm Cố vấn và Hội thảo Tham vấn Thiết kế Dự án Tái định hình Dịch vụ chăm sóc Lao (RTC).

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bình Hòa, Phó giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Chống lao Quốc gia có nhấn mạnh về vai trò của cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong việc xây dựng sáng kiến:

"Những sáng kiến như thế này có thể đóng vai trò là chất xúc tác cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp, lấy con người làm trung tâm và góp phần đưa các dịch vụ đến gần hơn với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bệnh lao, vì chúng rất chú trọng đến hành vi, nhu cầu, sinh hoạt hằng ngày và thói quen làm việc của người sử dụng dịch vụ".

Đồng lựa chọn ưu tiên sáng kiến đổi mới dịch vụ chăm sóc bệnh lao

Tiếp nối những thành công trong ứng dụng phương pháp thiết kế lấy con người làm trung tâm, tháng 9/2023, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã chủ trì hội thảo "Đồng lựa chọn ưu tiên sáng kiến đổi mới dịch vụ chăm sóc bệnh lao" nhằm thiết kế một sản phẩm can thiệp đổi mới sáng tạo sẽ được triển khai vào năm 2024.

Tại đây, 19 danh mục sáng kiến đổi mới thuộc 5 lĩnh vực trọng điểm đã được đánh giá và lựa chọn ưu tiên dựa trên khả năng cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh lao trong chuỗi quy trình chăm sóc toàn diện. Kết quả cho thấy ba danh mục sáng kiến đổi mới có mức độ mong muốn và tính phù hợp, cũng như tiềm năng tác động cao là:

3 danh mục này sẽ tiếp tục được đánh giá về tính khả thi để có thể triển khai tại Việt Nam.

Lựa chọn Can thiệp Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Lao tại Việt Nam 

Vào ngày 30/11/2023, hội thảo “Lựa chọn Can thiệp Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Lao tại Việt Nam” đã diễn ra ở Huế. Tại đây, các đại biểu đã thống nhất lựa chọn bảo trợ xã hội và hỗ trợ tài chính là giải pháp can thiệp sẽ được triển khai năm 2024. Giải pháp này dự kiến ​​sẽ đáp ứng nhu cầu của hàng chục nghìn người và hộ gia đình chịu ảnh hưởng của lao có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Trên từng bước đi, cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm luôn được chú trọng. RTC đảm bảo rằng nhóm người chịu ảnh hưởng của lao, các cán bộ nhân viên y tế trực tiếp tham gia chăm sóc, điều trị lao và cộng đồng đều tham gia đóng góp cho sáng kiến.

Chị Hà, một người từng điều trị lao thành công và là thành viên của nhóm Cố vấn Dự án cho biết: "Đối với dự án này, tôi nhận thấy những ý kiến và chia sẻ của tôi được ghi nhận và trân trọng. Những chia sẻ của tôi được mọi người lắng nghe và thấu hiểu."

Cách tiếp cận toàn diện do Sáng kiến RTC thực hiện đã thành công trong việc xây dựng một môi trường khuyến khích trao đổi cởi mở, trao quyền cho các cá nhân bị ảnh hưởng bởi bệnh lao và các bên liên quan để đảm bảo rằng trong ba năm tới, hoạt động chăm sóc bệnh lao ở Việt Nam sẽ thực sự được tái định hình.

Tìm hiểu thêm về sáng kiến RTC tại đây

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên:

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên: