Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên:

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên:

Bệnh lao lây truyền qua đường nào?

Đối với các loại lao ngoài phổi như lao hạch, lao xương, lao màng bụng… người mắc sẽ không có hoặc có ít khả năng lây truyền bệnh sang người khác. Nhưng lao phổi thì dễ dàng có thể lây truyền qua đường hô hấp.

Bạn đã biết về nguồn lây nhiễm của lao phổi? Khi đã nhiễm vi khuẩn lao rồi thì có phải sẽ chắc chắn mắc bệnh lao hay không? Và ai sẽ có nguy cơ mắc lao cao hơn bình thường? 

Vi khuẩn lao tìm đến chúng ta bằng đường nào?

Bạn đã biết về nguồn lây nhiễm của lao phổi? Khi đã nhiễm vi khuẩn lao rồi thì có phải sẽ chắc chắn mắc bệnh lao hay không? Và ai sẽ có nguy cơ mắc lao cao hơn bình thường? 

Cuộn xuống dưới để biết câu trả lời thôi!

Đối với các loại lao ngoài phổi như lao hạch, lao xương, lao màng bụng… người mắc sẽ không có hoặc có ít khả năng lây truyền bệnh sang người khác. Nhưng lao phổi thì dễ dàng có thể lây truyền qua đường hô hấp.

Khi người mắc lao nói chuyện, ho hay hắt xì hơi, vi khuẩn lao được phát tán ra không khí và lây lan cho những người xung quanh. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong không khí nhiều ngày.

Khi người mắc lao nói chuyện, ho hay hắt xì hơi, vi khuẩn lao được phát tán ra không khí và lây lan cho những người xung quanh. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong không khí nhiều ngày.

Bên cạnh đó, người sinh hoạt chung (bao gồm sống cùng nhà, ăn chung, dùng chung bát đũa, khăn mặt, v.v. ) với người mắc lao có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm lao của người tiếp xúc còn tùy thuộc vào những yếu tố như:

  • Mật độ các hạt nhiễm khuẩn lao trong không khí. Mật độ này phụ thuộc vào thể lao (lao phổi, lao thanh quản); môi trường đóng kín, lưu thông kém; và số lượng người bệnh ho khạc ra vi khuẩn.

  • Thời gian tiếp xúc dài, như tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện ở vị trí đối diện nhau. Lưu ý: nguy cơ lây nhiễm lao sẽ giảm khi người mắc lao đeo khẩu trang.

  • Cơ thể có sức đề kháng yếu, miễn dịch suy giảm, đã từng bị nhiễm lao.

Bên cạnh đó, người sinh hoạt chung (bao gồm sống cùng nhà, ăn chung, dùng chung bát đũa, khăn mặt, v.v. ) với người mắc lao có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm lao của người tiếp xúc còn tùy thuộc vào những yếu tố như:

  • Mật độ các hạt nhiễm khuẩn lao trong không khí. Mật độ này phụ thuộc vào thể lao (lao phổi, lao thanh quản); môi trường đóng kín, lưu thông kém; và số lượng người bệnh ho khạc ra vi khuẩn.

  • Thời gian tiếp xúc dài, như tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện ở vị trí đối diện nhau. Lưu ý: nguy cơ lây nhiễm lao sẽ giảm khi người mắc lao đeo khẩu trang.

  • Cơ thể có sức đề kháng yếu, miễn dịch suy giảm, đã từng bị nhiễm lao.

Đó là những trường hợp có thể gây lây nhiễm lao. Thế nhưng, bạn có thắc mắc rằng một khi đã ở trong cơ thể chúng ta, có phải vi khuẩn lao sẽ luôn gây ra bệnh lao? 

Hay nói cách khác…

Đó là những trường hợp có thể gây lây nhiễm lao. Thế nhưng, bạn có thắc mắc rằng một khi đã ở trong cơ thể chúng ta, có phải vi khuẩn lao sẽ luôn gây ra bệnh lao? 

Hay nói cách khác…

Nhiễm lao có phải sẽ
mắc bệnh lao?

Hãy cùng bắt đầu hành trình của vi khuẩn lao để tìm câu trả lời nhé.

Khi vi khuẩn lao lần đầu xâm nhập vào lá phổi của một người bình thường, chúng sẽ men theo đường mạch máu và bạch huyết để đến những “điểm đến” khác trên cơ thể.

Nhưng hệ thống phòng ngự mang tên “hệ miễn dịch” của chúng ta đâu thể để yên. Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và vi khuẩn lao sẽ kéo dài khoảng 6-8 tuần, để rồi dẫn đến 1 trong 3 kết quả:

Hãy cùng bắt đầu hành trình của vi khuẩn lao để tìm câu trả lời nhé.

Khi vi khuẩn lao lần đầu xâm nhập vào lá phổi của một người bình thường, chúng sẽ men theo đường mạch máu và bạch huyết để đến những “điểm đến” khác trên cơ thể.

Nhưng hệ thống phòng ngự mang tên “hệ miễn dịch” của chúng ta đâu thể để yên. Cuộc chiến giữa hệ miễn dịch và vi khuẩn lao sẽ kéo dài khoảng 6-8 tuần, để rồi dẫn đến 1 trong 3 kết quả:

Kết quả 1.

Vi khuẩn lao giành chiến thắng. Khi cơ thể quá suy yếu không thể chống cự, vi khuẩn lao sẽ phát triển thành bệnh ngay. Kết cục này sẽ thường dễ xảy ra hơn với những trường hợp như trẻ em suy dinh dưỡng nặng, người suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng (người nhiễm HIV không điều trị, ung thư…).

Vi khuẩn lao giành chiến thắng. Khi cơ thể quá suy yếu không thể chống cự, vi khuẩn lao sẽ phát triển thành bệnh ngay. Kết cục này sẽ thường dễ xảy ra hơn với những trường hợp như trẻ em suy dinh dưỡng nặng, người suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng (người nhiễm HIV không điều trị, ung thư…).

Kết quả 2.

Hệ miễn dịch giành chiến thắng và tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn lao trong cơ thể. Tuy nhiên, trường hợp này thường ít khi xảy ra hơn.

Hệ miễn dịch giành chiến thắng và tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn lao trong cơ thể. Tuy nhiên, trường hợp này thường ít khi xảy ra hơn.

Kết quả 3.

Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng sẽ tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động (bất hoạt), và đây là tình trạng nhiễm lao (lao tiềm ẩn). Khi vi khuẩn lao hoạt động trong cơ thể và gây bệnh, người bệnh sẽ ở trạng thái mắc lao.


Người nhiễm lao tiềm ẩn không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm lao cho người khác.


Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn lao sẽ có cơ hội “tấn công” người nhiễm. Khi đó những triệu chứng như trên sẽ xuất hiện cùng với khả năng lây nhiễm tới người tiếp xúc. Vì thế, người nhiễm lao tiềm ẩn cũng cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và có biện pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả.


Việc chủ động phòng ngừa và sàng lọc sớm càng trở nên quan trọng hơn nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc lao cao.

Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chúng sẽ tồn tại trong cơ thể nhưng không hoạt động (bất hoạt), và đây là tình trạng nhiễm lao (lao tiềm ẩn). Khi vi khuẩn lao hoạt động trong cơ thể và gây bệnh, người bệnh sẽ ở trạng thái mắc lao.


Người nhiễm lao tiềm ẩn không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm lao cho người khác.


Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn lao sẽ có cơ hội “tấn công” người nhiễm. Khi đó những triệu chứng như trên sẽ xuất hiện cùng với khả năng lây nhiễm tới người tiếp xúc. Vì thế, người nhiễm lao tiềm ẩn cũng cần đến cơ sở y tế để được tư vấn và có biện pháp điều trị phòng ngừa hiệu quả.


Việc chủ động phòng ngừa và sàng lọc sớm càng trở nên quan trọng hơn nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc lao cao.

Bạn có thuộc nhóm dễ mắc lao hơn?

Bệnh lao có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe cá nhân như sau có thể tạo điều kiện cho bệnh lao phát triển mạnh hơn:

  • Nhiễm HIV

  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây

  • Mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn...

  • Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào...

  • Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hóa chất điều trị ung thư...

Bệnh lao có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe cá nhân như sau có thể tạo điều kiện cho bệnh lao phát triển mạnh hơn:

  • Nhiễm HIV

  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây

  • Mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, suy thận mạn...

  • Nghiện ma túy, rượu, thuốc lá, thuốc lào...

  • Sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hóa chất điều trị ung thư...

Bên cạnh đó, hãy chủ động xét nghiệm lao nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm lao cao hơn bình thường, bao gồm các yếu tố môi trường như:

  • Người đã tiếp xúc, chăm sóc cho người mắc lao 

  • Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc lao 

  • Người đến từ các quốc gia dịch tễ của bệnh lao, bao gồm Mexico, Philipines, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Haiti, Guatemala…

  • Người sống hoặc làm việc trong môi trường rủi ro cao như nơi tạm trú cho người vô gia cư, nhà tù, nhà giam hoặc viện dưỡng lão.

Bên cạnh đó, hãy chủ động xét nghiệm lao nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm lao cao hơn bình thường, bao gồm các yếu tố môi trường như:

  • Người đã tiếp xúc, chăm sóc cho người mắc lao 

  • Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc lao 

  • Người đến từ các quốc gia dịch tễ của bệnh lao, bao gồm Mexico, Philipines, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Haiti, Guatemala…

  • Người sống hoặc làm việc trong môi trường rủi ro cao như nơi tạm trú cho người vô gia cư, nhà tù, nhà giam hoặc viện dưỡng lão.

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Bệnh lao lây truyền theo đường nào?