Trang chủ >> Phòng ngừa và điều trị lao

Bệnh lao - Phòng ngừa và điều trị

“Đợt chồng mình mắc lao, con mình mới chỉ 3 tuổi. Sợ con nhỏ dễ lây nên mình áp dụng mọi biện pháp tìm được để phòng ngừa cho con. May mắn là đợt đó bố khỏi, 2 mẹ con đi sàng lọc cũng vẫn khỏe mạnh bình thường.”

Chị Hoàng Thu Trang (30 tuổi, Hải Phòng) kể lại quá trình điều trị lao của chồng và phòng ngừa lao của 2 mẹ con. Với chị, phòng ngừa bệnh là kĩ năng mà ai cũng nên biết.

Phòng ngừa bệnh lao không khó, tuy nhiên không phải ai cũng biết tới đầy đủ các biện pháp để tránh khỏi sự lây lan của căn bệnh này.

Bên cạnh đó, bạn đã biết tới những phương pháp điều trị lao hiện nay?

Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn trang bị các kiến thức thiết thực này, cùng khám phá ngay nhé!

Phòng ngừa thế nào?

Để phòng ngừa sự lây lan của lao phổi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau cho bản thân và gia đình:

  • Tiêm phòng bệnh lao phổi BCG cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…

  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thường xuyên 

  • Khám sức khỏe định kỳ

Nếu đang sống cùng người mắc lao, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh lao:

  • Mở cửa sổ hoặc rèm để tạo không gian sống thông thoáng, nhiều ánh nắng mặt trời

  • Tránh sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như bát đũa, khăn, dao cạo… với người mắc lao 

  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên 

  • Đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe khi có triệu chứng của bệnh lao

Người đang mắc lao cũng có thể góp phần bảo vệ sức khỏe của người thân trong gia đình, hạn chế nguy cơ lây nhiễm lao bằng cách:

  • Tuân thủ cách ly trong thời gian toàn phát (sốt về chiều, ho nhiều, khạc đờm)

  • Đeo khẩu trang trong 2 tháng đầu điều trị 

  • Khi ngồi quạt cần ngồi cuối hướng gió

Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa, hiểu về điều trị lao cũng rất cần thiết để người bệnh có thể tập trung điều trị đúng cách và hiệu quả. Nếu bạn có người thân đang điều trị lao, đọc để hiểu thêm về những điều cần chú ý và động viên, hỗ trợ người bệnh nhé!

Điều trị lao như thế nào?

Đối với điều trị lao, dùng thuốc trị lao là phương pháp phổ biến nhất.

Khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc, thì hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị lao khác nhau. Các yếu tố quyết định việc sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ bao gồm:

Trong điều trị lao, bệnh nhân lao tuyệt đối không được bỏ thuốc ngắt quãng dù chỉ 1 ngày vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại. Thông thường, quá trình điều trị chia làm 2 đợt: đợt tấn công thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì thường gồm 2 thuốc.

Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ 3 chữ “Đ”: đúng, đủ, đều.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc, uống thuốc không đều đặn... sẽ giảm hiệu quả điều trị, dễ kháng thuốc lao. 

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức, Hiểu đúng về bệnh lao và nguyên tắc điều trị)

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Trang chủ >> Phòng ngừa và điều trị lao

Bệnh lao - Phòng ngừa và điều trị

“Đợt chồng mình mắc lao, con mình mới chỉ 3 tuổi. Sợ con nhỏ dễ lây nên mình áp dụng mọi biện pháp tìm được để phòng ngừa cho con. May mắn là đợt đó bố khỏi, 2 mẹ con đi sàng lọc cũng vẫn khỏe mạnh bình thường.”

Chị Hoàng Thu Trang (30 tuổi, Hải Phòng) kể lại quá trình điều trị lao của chồng và phòng ngừa lao của 2 mẹ con. Với chị, phòng ngừa bệnh là kĩ năng mà ai cũng nên biết.

Phòng ngừa bệnh lao không khó, tuy nhiên không phải ai cũng biết tới đầy đủ các biện pháp để tránh khỏi sự lây lan của căn bệnh này.

Bên cạnh đó, bạn đã biết tới những phương pháp điều trị lao hiện nay?

Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn trang bị các kiến thức thiết thực này, cùng khám phá ngay nhé!

Phòng ngừa thế nào?

Để phòng ngừa sự lây lan của lao phổi, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau cho bản thân và gia đình:

  • Tiêm phòng bệnh lao phổi BCG cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

  • Thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá…

  • Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thường xuyên 

  • Khám sức khỏe định kỳ

Nếu đang sống cùng người mắc lao, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh lao:

  • Mở cửa sổ hoặc rèm để tạo không gian sống thông thoáng, nhiều ánh nắng mặt trời

  • Tránh sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt như bát đũa, khăn, dao cạo… với người mắc lao 

  • Vệ sinh không gian sống thường xuyên 

  • Đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe khi có triệu chứng của bệnh lao

Người đang mắc lao cũng có thể góp phần bảo vệ sức khỏe của người thân trong gia đình, hạn chế nguy cơ lây nhiễm lao bằng cách:

  • Tuân thủ cách ly trong thời gian toàn phát (sốt về chiều, ho nhiều, khạc đờm)

  • Đeo khẩu trang trong 2 tháng đầu điều trị 

  • Khi ngồi quạt cần ngồi cuối hướng gió

Bên cạnh những biện pháp phòng ngừa, hiểu về điều trị lao cũng rất cần thiết để người bệnh có thể tập trung điều trị đúng cách và hiệu quả. Nếu bạn có người thân đang điều trị lao, đọc để hiểu thêm về những điều cần chú ý và động viên, hỗ trợ người bệnh nhé!

Điều trị lao như thế nào?

Đối với điều trị lao, dùng thuốc trị lao là phương pháp phổ biến nhất.

Khi điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc, thì hầu hết các trường hợp lao phổi đều có thể chữa khỏi được. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị lao khác nhau. Các yếu tố quyết định việc sử dụng loại thuốc nào và điều trị trong bao lâu sẽ bao gồm:

Trong điều trị lao, bệnh nhân lao tuyệt đối không được bỏ thuốc ngắt quãng dù chỉ 1 ngày vì đó là khoảng thời gian mà vi khuẩn lao hồi phục và tấn công trở lại. Thông thường, quá trình điều trị chia làm 2 đợt: đợt tấn công thường gồm 4 thuốc và đợt duy trì thường gồm 2 thuốc.

Điều trị lao đạt hiệu quả đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ 3 chữ “Đ”: đúng, đủ, đều.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân tự ngưng thuốc hoặc bỏ thuốc, uống thuốc không đều đặn... sẽ giảm hiệu quả điều trị, dễ kháng thuốc lao. 

(Nguồn: Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức, Hiểu đúng về bệnh lao và nguyên tắc điều trị)

CÙNG LẮNG NGHE

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ LAO

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên:

Website được thực hiện trong khuôn khổ Sáng kiến Tái định hình Dịch vụ Chăm sóc Bệnh Lao (RTC) tại Việt Nam, với sự hỗ trợ từ Stop TB Partnership, Friends for International Tuberculosis Relief và các đối tác.

© 2023 Friends for International Tuberculosis Relief (FIT). All rights reserved.

Tìm hiểu thêm về dự án trên: